Skip to content

Instantly share code, notes, and snippets.

@TrongTan124
Created March 13, 2019 08:21
Show Gist options
  • Save TrongTan124/7a904037f0fee8ea0b657e4e48f89c78 to your computer and use it in GitHub Desktop.
Save TrongTan124/7a904037f0fee8ea0b657e4e48f89c78 to your computer and use it in GitHub Desktop.
Sắp xếp công việc
Sắp xếp ưu tiên
Là việc cần làm đầu tiên trong quản trị công việc và quản lý thời gian. Không sắp xếp được ưu tiên sẽ dẫn đến hiệu quả thấp và tình trạng "hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, trừ những nhiệm vụ được giao".
Không dễ, nhưng có vài nguyên tắc:
1) Việc gấp làm trước. Nhưng thế nào là gấp thì lại là cả vấn đề. Cân nhắc về độ gấp, ngoài thời hạn, cần tính đến: hệ quả thế nào nếu chưa làm? có cơ hội làm lại hay không? ảnh hưởng đến những ai, việc gì? có phương án dự phòng không?
Nếu con bạn đi nhà trẻ, đến giờ đón con mà không có ai đón hộ thì đó là việc gấp. Không thể trì hoãn đến mai. Hệ quả có thể vô cùng nghiêm trọng.
2) Làm việc của mình. Việc do bạn chịu trách nhiệm chính hay ảnh hưởng đến bạn nhiều nhất phải có ưu tiên cao hơn việc của người khác. Càng trực tiếp, ưu tiên càng cao.
Nếu đau răng mà không đi chữa thì không ai lo hộ bạn. Chiến tranh ở Syria có thể khốc liệt nhưng còn có người khác lo.
Con càng nhỏ, trách nhiệm giáo dục của cha mẹ càng lớn. Không phải việc một ngày, cũng không thể trì hoãn. Câu "dao sắc không gọt được chuôi" đúng theo một nghĩa nào đó, lại thường được dùng để biện hộ khi làm việc này không tốt.
3) Lúc nào làm việc đó. Thực thi trách nhiệm và cam kết của mình một cách mẫn cán là quan trọng. Nhưng có ba lĩnh vực cần phải được cân đối: công việc - gia đình - cá nhân (bao gồm bạn bè). Lĩnh vực nào bạn cũng có những trách nhiệm và vai trò quan trọng.
Trong giờ làm việc, công việc của cơ quan có ưu tiên cao. Bạn được trả lương để làm việc đó. Ngoài giờ hay ngày nghỉ thì gia đình, hay những việc của cá nhân cần ưu tiên cao hơn.
Ở ta (ngoài Bắc) hay lộn nhộn, xập xí xập ngầu. Đang giờ làm việc có khi kéo nhau đi đám cưới, đi thăm người ốm,... Ngoài giờ lại bận việc cơ quan.
4) Nguyên lý Pareto (80/20). Nguyên lý do nhà kinh tế người Italia Vilfredo Pareto đưa ra: 80% hiệu quả công việc được quyết định bởi 20% số công việc, thời gian hay nguồn lực.
Con số có thể du di cho từng trước hợp cụ thể, nhưng hãy đặt ưu tiên cao cho những gì thuộc số 20% đó.
Sign up for free to join this conversation on GitHub. Already have an account? Sign in to comment